Tình hình mua bán bất động sản hiện nay đang diễn ra vô cùng sôi nổi. Khi mua bán bất động sản nói chung và mua bán đất thổ cư nói riêng. Các nhà đầu tư cần nắm rõ những quy trình và thủ tục giao dịch. Việc này sẽ giúp quá trình giao dịch diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ hơn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm mua đất thổ cư cho những nhà đầu tư mới “bước chân” vào thị trường. Cùng Đất Xanh Plus theo dõi bài viết dưới đây..
Hiện nay nhiều người vẫn đang nhầm lẫn giữa khái niệm đất nền và đất thổ cư. Vậy đất thổ cư là gì? Kinh nghiệm mua đất thổ cư như thế nào?
Đất thổ cư là cách gọi truyền thống để chỉ đất ở. Trên phần đất này các bạn có thể xây dựng nhà ở hoặc bất cứ công trình nào mà bạn muốn. Dựa trên phần trăm (%) thổ cư mà bạn đã xin chứng nhận quyền sở hữu từ cơ quan nhà nước. Đất vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ thuộc khu dân cư cũng được gọi là đất thổ cư - theo quy định của Luật đất đai năm 2013.
Đất nền và đất thổ cư là hai khái niệm khá nhiều người nhầm lẫn. Bởi nhiều người cho rằng đất nền và đất thổ cư thường đi liền với nhau. Chính vì điều đó mà mọi người cứ truyền tai nhau khiến cho hai khái niệm này dần trở nên mơ hồ và khó hiểu hơn.
Đất nền là đất đã được chứng nhận quyền sử dụng, được phân lô rõ ràng và chịu sự tác động của con người như đào, san, lấp,... Tuy nhiên, về cơ bản thì đất nền cũng là đất dùng để xây nhà, những công trình phục vụ sinh hoạt đời sống của con người. Vậy kinh nghiệm mua đất thổ cư là gì? những thủ tục cần thiết ra sao?
>>> XEM THÊM: Sức hút từ chuỗi tiện ích dự án Aqua City được giới nhà giàu lựa chọn
Giao dịch mua bán đất thổ cư sẽ tiến hành tại văn phòng công chứng hoặc tại văn phòng địa chính ở địa phương. Với kinh nghiệm mua đất thổ cư cũng như bán đất thì những giấy tờ mà bên mua và bên bán cần chuẩn bị như sau:
Giấy tờ bên mua cần chuẩn bị :
Giấy tờ bên bán cần chuẩn bị:
Bên mua và bán cần chuẩn bị các giấy tờ như đã nêu trên để làm hồ sơ chuyển nhượng.
Hợp đồng chuyển nhượng cần phải được công chứng và chứng thực thì mới được công nhận và có giá trị pháp lý. Nếu thủ tục không được công chứng thì sẽ không được pháp luật công nhận và không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ của các bên thì văn phòng công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra và thẩm định các giấy tờ để đảm bảo những giấy tờ 2 bên cung cấp đều hợp lệ và có giá trị pháp lý.
Sau khi đã thống nhất 2 bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng mua bán đất có sự chứng kiến và công chứng của văn phòng hoặc cơ quan đăng ký
Sổ hồng nhà đất được xem là giấy tờ pháp lý có giá trị cao nhất về quyền sử dụng đất, quyền định đoạt,... của chủ sở hữu. Sau khi đã có bộ giấy tờ đầy đủ của việc mua bán nhà đất, người mua cần tiếp tục thực hiện bước chuyển tên sổ hồng để hoàn tất quá trình giao dịch
Nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận về bên nào có nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí thì thông thường cả bên bán và bên mua sẽ có nghĩa vụ nộp thuế và lệ phí được tính như sau
Lệ phí trước bạ = 0.5% x khung giá đất
Thuế thu nhập cá nhân = 2% Giá chuyển nhượng
Theo quy định Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sửa đổi năm 2012 thì bên chuyển nhượng có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên trên thực tế, hai bên có thể tự thỏa thuận bên nào có nghĩa vụ nộp thuế.
Bài viết trên là những thông tin chia sẻ từ kinh nghiệm mua đất thổ cư cũng như bán đất. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư mới. Để có thể nắm bắt được thủ tục pháp lý giúp cho việc giao dịch trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
>>> CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:
Những yếu tố “nằm lòng” cần lưu ý khi mua căn hộ chung cư để tránh rủi ro